Trám răng là một phương pháp phục hồi đơn giản trong nha khoa. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thẩm mỹ cao và độ bền chắc lâu dài thì đòi hỏi các thao tác phải được thực hiện đúng kĩ thuật. Dưới đây là các quy tắc và mẹo trám răng chuẩn style italiano đặc biệt là mặt bên một cách chi tiết và cụ thể nhất. Mời bạn đọc cùng đón xem!
Hình 1. Hình ảnh trước điều trị của phần hàm I, sau khi gây tê
Hình 2: Hình ảnh sửa soạn xoang trám loại bỏ hết phần mô răng bị sâu, yếu
Mục Lục Bài Viết
Cách ly xoang trám bằng đê cao su
Quy tắc đầu tiên: bắt đầu bằng việc cách ly bằng đê cao su trước khi làm sạch xoang sâu. Nhờ đó, vật liệu trám tái tạo sẽ kết dính tốt hơn với mô răng vì xoang trám không bị nhiễm bẩn từ nước bọt.
TIP 1: Sử dụng các chêm gỗ để bảo vệ đê cao su trong khi làm sạch xoang sâu, nếu không bạn có thể sẽ làm rách đê cao su khi mài bằng mũi khoan ở phần cổ răng và bạn sẽ phải thay mới đê cao su trước khi tiến hành bước trám răng. Thêm vào đó, chêm gỗ còn có tác dụng giúp bảo vệ nướu tránh bị mũi khoan “trượt” xuống gây tổn thương, đặc biệt với những xoang sâu gần sát nướu.
Hình 3
Sửa soạn xoang trám đúng tiêu chuẩn
Quy tắc thứ hai: sửa soạn và làm sạch các lỗ sâu, vát men bằng mũi khoan kim cương mịn hoặc mũi carbide mịn để tăng khả năng dán với men răng và tránh bị hở bờ miếng trám ở vị trí men răng không được nâng đỡ. Dùng hệ thống khuôn trám từng phần để cô lập và tạo điểm tiếp xúc mặt bên tốt.
TIP 2: Có thể xảy ra hiện tượng chảy máu nướu khi tháo chêm gỗ ra, ví dụ ở vùng kẽ răng giữa răng 24 và 25. Do đó, cần chú ý rửa đúng cách để khử trùng và kiểm soát độ ẩm trước khi đặt đai trám và chêm trám mới vào.
TIP 3: làm sạch ngà răng bằng glycine và khử trùng bằng chlorhexidine 2%
Hình 4
TIP 4: Không có khuyến cáo bắt buộc cho việc đặt 1 đai trám hay cùng lúc nhiều đai trám. Điều này phụ thuộc vào thói quen của nhà lâm sàng, và không thể kết luận cách này tốt hơn cách kia. Lợi thế của việc đặt cùng lúc các đai trám là bạn tiết kiệm thời gian, không làm nhiễm khuẩn các xoang lân cận và không cần phải mài chỉnh từng miếng trám trước khi đặt đai trám tiếp theo vào. Điểm bất lợi là bạn sẽ khó kiểm soát hơn và cần thêm một chút kinh nghiệm để làm việc này.
TIP 5: áp dụng kỹ thuật xoi mòn chọn lọc men răng (selective-etch) và keo dán universal (thế hệ thứ 8) self-etch cho quy trình dán.
Hình 5
Xem thêm bài viết: Kỹ thuật Trám răng Double – Mold: Phân chia men, ngà rõ rệt
Chuyển đổi xoang trám từ loại 2 về loại 1
Quy tắc thứ ba: bắt đầu bằng việc tái tạo mặt bên (thành bên của xoang trám) để chuyển đổi xoang II thành xoang I
TIP 6: Trước khi tháo đai trám ra, nên dùng một ít composite lỏng liên kết giữa ngà răng và thành bên mà bạn đã ra, nếu không sẽ có nguy cơ thành bên bị bung khi kéo đai trám ra ngoài.
Hình 6
Giữ chêm gỗ cho tới khi hoàn thành miếng trám
Quy tắc thứ tư: không tháo các chêm gỗ ra cho đến khi kết thúc việc đắp composite tạo hình để tránh nguy cơ chảy máu nướu từ bên dưới ảnh hưởng đến miếng trám.
TIP 7: Đầu tiên nên sử dụng composite lỏng đặt lên trên lớp keo dán (adhesive) để bản thân keo dán chuyển đổi tốt hơn và chống lại Yếu tố Co rút, tạo bọt. Sau đó thì tiến hành đắp các lớp composite đặc để trám.
Hình 7
Chọn kỹ thuật trám lớp theo thói quen hay dùng
Quy tắc thứ năm: không có kỹ thuật đắp lớp composite nào tốt nhất. Bạn có thể chọn đắp theo chiều dọc, ngang hoặc xiên.
Kiểu đắp nằm ngang dễ thực hiện hơn, nhưng để đạt được sự hoàn hảo tốt nhất cho miếng trám thì vẫn phụ thuộc vào thói quen và kỹ năng thành thạo mà bạn thường sử dụng.
Hình 8. Các chi tiết giải phẫu sau khi tạo hình, và trước khi thực hiện mài chỉnh – đánh bóng.
TIP 8: áp dụng kỹ thuật điêu khắc đơn giản, không cần thiết tái tạo những chi tiết khác với tự nhiên. Điều cần thiết là đạt được đủ hình thái và chức năng cho răng.
Hình 9. Các chi tiết sau khi hoàn thiện và đánh bóng.
TIP 9: Sử dụng mũi khoan carbide mịn để hoàn thiện thay vì mũi kim cương, mũi carbide mịn không làm tổn hại men răng khi mài chỉnh miếng trám.
Hình 10. Hình ảnh sau khi đánh bóng
TIP 10: Sử dụng paste kim cương mịn để đánh bóng, kết hợp với chổi hoặc đĩa đánh bóng hình xoắn ốc.
Hình 11. Kiểm tra khớp cắn: xuất hiện một số điểm cần chỉnh sửa và được thực hiện mài chỉnh ngay lập tức.
Hình 12. Các chi tiết giải phẫu sau khi tháo đê cao su
Hình 13. Kiểm tra khớp cắn sau 6 tháng.
Hình 14. Chi tiết về giải phẫu, sự tích hợp hình thái và màu sắc khi kiểm tra sau 6 tháng.
Nguồn: https://www.styleitaliano.org/10-tips-posterior-direct-restoration-in-daily-flow/