Nhiều khối cản quang (radiopaque entities) giới hạn rõ (well-defined), không có viền cản quang (non-corticated), chồng lấp trên phần cành đứng (ramus) mà không có bất kỳ ảnh hưởng gì đến các cấu trúc giải phẫu lân cận (adjacent anatomical structures) hoặc răng (teeth).
Chẩn đoán
Canxi hoá loạn dưỡng trong hốc amidan (dystrophic calcification in the tonsils)
Sỏi amidan (tonsilliths) phát triển từ quá trình canxi hoá (calcification) các mảnh vụn hữu cơ (organic debris) trong mô bạch huyết (lymphoid tissue) ở vùng đầu và cổ, là kết quả của nhiều ổ nhiễm trùng, lành thương và tạo sẹo (scarring).
Sỏi amidan phổ biến hơn ở những người trưởng thành đã từng cắt bỏ amidan lúc nhỏ.
Sỏi amidan thường nằm về phía trước hơn so với mô tuyến nước bọt mang tai (parenchyma of the parotid gland) và cao hơn tuyến dưới hàm (submandibular salivary gland), do đó không nên nhầm lẫn sỏi amidan với sỏi tuyến nước bọt (sialoliths). Sỏi tuyến mang tai (parotid sialoliths) hiếm gặp.
Không cần thêm hình ảnh chẩn đoán khác hoặc theo dõi đối với sỏi amidan.
Sỏi tuyến dưới hàm
Hình 2: Nang do răng
Mô tả
Một khối cản quang (radiopaque entity) liên quan với xoang hàm (maxillary sinus), giới hạn rõ, không có viền cản quang, có bờ thấu quang (hydraulic border), nằm dọc theo sàn xoang hàm (floor of the maxillary sinus) mà không có ảnh hưởng gì đến các cấu trúc giải phẫu lân cận, răng hoặc cấu trúc quanh răng (peridental structures).
Chẩn đoán
Nang giả (pseudocyst)
Nang giả có một số đặc điểm hình ảnh của nang nhưng chúng thiếu lớp biểu mô lót (an epithelial lining) hoặc chúng không tạo thành các hốc (cavities) trong xương hoặc cả hai.
Nang thật (true cyst) là một khoang bệnh lý (pathologic cavity) trong xương được lót bởi lớp biểu mô (epithelium). Nang do răng (odontogenic cyst) có lớp biểu mô có nguồn gốc từ răng và nang không do răng (non-odontogenic cyst) có lớp biểu mô không có nguồn gốc từ răng.
Nang giả do tắc nghẽn (retention pseudocyst) phát triển từ lớp niêm mạc lót xoang hàm, và được tin là phát triển từ một tắc nghẽn (blockage) của các tuyến tiết hỗn hợp (seromucous secretory glands) trong niêm mạc xoang tạo ra sự tích tụ thanh dịch dưới niêm (submucosal serous accumulations) hoặc thoái hoá nang (cystic degeneration) bên trong lớp lót lòng xoang bị viêm.
Nang giả do tắc nghẽn có giới hạn rõ, không có vỏ xương bao quanh, tương đối cản quang so với khoảng không chứa khí trong xoang hàm. Chúng cũng có thể có phần ngoại vi thấu quang hay “chứa dịch” (hydraulic periphery) giống như nang thật. Tuy nhiên, chúng không phải là các khoang trống bên trong xương hoặc không có biểu mô lót.
Thuật ngữ nang giả do tắc nghẽn không đồng nghĩa với nang nhầy (mucocele). Không cần thêm hình ảnh chẩn đoán khác hoặc theo dõi đối với nang giả do tắc nghẽn.
Hình 3: Đảo xương
Mô tả
Một khối cản quang giới hạn rõ, không có viền cản quang nằm ở vị trí các chóp của răng cối lớn (molar tooth). Khoảng dây chằng nha chu (periodontal ligament spaces) và răng liên quan không bị ảnh hưởng gì.
Chẩn đoán
Đảo xương đặc (dense bone island)/ xơ cứng xương tự phát (idiopathic osteosclerosis)
Khối mô thừa (hamartoma) không triệu chứng (asymptomatic), không viêm (non-inflammatory) có thể/không liên quan đến răng. Nếu liên quan đến răng thì tuỷ răng còn sống.
Một số đảo xương đặc có dạng kính vỡ “ground glass”.
Trong một số trường hợp, khi đảo xương đặc liên quan mật thiết với chân răng, chân răng có thể bị ngoại tiêu (external resorption).
Đảo xương đặc thực chất không phải là đảo xương nằm trong xương xốp mà là khối mô phát triển từ xương vỏ.
Không cần thêm hình ảnh chẩn đoán khác hoặc theo dõi đối với đảo xương đặc.
Hình 4: Loạn sản xương/xê măng
Mô tả
Một khối thấu quang xen lẫn cản quang (mixed radiolucent and radiopaque), giới hạn rõ, không có viền cản quang nằm ở các chóp của răng cối lớn. Tổn thương chứa các khối cản quang ở trung tâm và được bao quanh bởi viền thấu quang (radiolucent rim) với độ rộng không đều. Sàn xoang hàm (floor of the maxillary sinus) bị nâng lên nhưng không ảnh hưởng đến các răng kế cận.
Chẩn đoán
Loạn sản xương (bone dysplasia)/ loạn sản xương-xê măng quanh chóp (periapical cemento-osseous dysplasia)
Một số thuật ngữ khác loạn sản xê măng (cemental dysplasia), loạn sản xương-xê măng khu trú (florid cemento-osseous dysplasia).
Một nhóm các tổn thương loạn sản (dysplastic lesions) của xương được tạo ra do sự trộn lẫn giữa chất nền mô liên kết sợi (fibrous connective tissue matrix) với chất nền vật chất xương chưa trưởng thành (immature bone material).
Tuỳ theo tỷ lệ giữa mô liên kết và mô xương chưa trưởng thành, các ổ tổn thương có thể biểu hiện cản quang, cản quang lẫn thấu quang hay thấu quang.
Trong bối cảnh bệnh lý xương, thuật ngữ “loạn sản” dùng để chỉ các rối loạn ảnh hưởng đến chức năng bình thường của tạo cốt bào (osteoblast) và huỷ cốt bào (osteocyte) và các tế bào hình thành chất nền mô liên kết bên dưới. Không giống như loạn sản biểu mô (epithelial dysplasia) là một tổn thương tiền ác tính (pre-malignant), loạn sản xương không phải là tình trạng tiền ác tính.
Có ba giai đoạn phát triển của loạn sản xương-xê măng: (1) giai đoạn sớm (early stage), trong đó tổn thương chủ yếu thấu quang, (2) giai đoạn thấu quang xen lẫn cản quang các điểm cản quang nằm trong vùng thấu quang (radiolucent area), (3) giai đoạn trưởng thành (mature stage) trong đó tổn thương chủ yếu cản quang với phần viền thấu quang với nhiều độ rộng.
Loạn sản xương-xê măng khu trú cũng có thể xảy ra kết hợp với nang xương đơn độc (simple bone cyst).
Khi các tổn thương xương loạn sản (dysplastic bone lesions) trưởng thành, lượng máu đến xương giảm do các khoang mạch máu (vascular space) thu hẹp nhanh cả về số lượng và kích thước do sự lắng đọng (deposition) xương loạn sản.
Có thể cần chỉ định hình ảnh 3D nếu hình ảnh 2D không thể hiện rõ các đặc điểm quan trọng của loạn sản xương.
Không cần điều trị, phẫu thuật khi có hiện diện nhiễm trùng thứ phát (second infection).
Hình 5: Sẹo sợi
Mô tả
Một khối cản quang xen lẫn thấu quang, giới hạn rõ, bờ không đều (irregularly-shaped), không có viền cản quang tại vị trí các chóp răng cửa (incisor teeth). Phần cản quang của tổn thương nằm ở ngoại vi có các mảnh xương dạng tia (radiating bone) lản toả từ bờ tổn thương, hướng về trung tâm. Trong vùng trung tâm, tổn thương thấu quang hơn. Không ảnh hưởng gì đến các răng kế cận. Răng liên quan đã được nội nha và cắt chóp.
Chẩn đoán
Sẹo sợi (fibrous scar)
Lành thương ở xương có nhiều biểu hiện tuỳ thuộc kích thước của khuyết hỗng (defect) và độ tuổi của bệnh nhân bởi vì sự lành thương hoàn toàn tuỳ theo dân số tế bào tạo xương (bone forming cells) nằm trong xương và màng xương (periosteum).
Các tạo cốt bào (osteoblast) được chiêu mộ đến vùng ngoại vi của khuyết hỗng, và bắt đầu nằm tựa trên chất nền khoáng hoá (mineralized matrix) từ phần ngoại vi hướng về trung tâm của khuyết hỗng.
Hình 6: U răng phức hợp
Mô tả
Khối thấu quang xen lẫn cản quang, giới hạn rõ, có viền thấu quang với phần trung tâm nằm ở mặt nhai của răng cối lớn. Phần cản quang được bao quanh bởi một vòng thấu quang (radiolucent rim) mỏng. Sàn xoang hàm (the floor of the maxillary sinus) bị nâng lên và đẩy răng cối lớn lên cao (superior displacement).
Chẩn đoán
U răng phức hợp (complex odontoma)
Có biểu hiện là một khối tập hợp (conglomeration) mô cứng của răng (dental hard tissues) vô định hình (amorphous) với phần men răng có độ cản quang cao nhất (greatest radiopacity).
U răng có thể là dạng kết hợp (compound), dạng phức hợp (complex) hoặc dãn rộng (delated). Trong khi đó Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization) phân loại u răng vào nhóm bướu do răng (odontogenic neoplasms/tumors), tuy nhiên, u răng được phân loại chính xác hơn là mô thừa (hamartomas).
U răng kết hợp (compound odontoma) có biểu hiện giống hai hoặc nhiều răng có kích thước nhỏ (miniature teeth).
U răng dãn rộng (dilated odontoma) có thể được nghĩ giống như răng trong răng (a dens invaginatus) với các nếp cuộn men (invagination of enamel) vào trong khoang tuỷ răng (pulp space).
Có thể cần chụp phim 3D và can thiệp phẫu thuật.
Hình 7: Loạn sản men/ngà
Mô tả
Có các bất thường (anomaly) về răng mang tính toàn thể. Men răng (enamel) mỏng, tiếp xúc răng ở mặt bên kéo dài (elongated tooth contacts) và thân răng hình vuông hoặc chữ nhật (square- to rectangular-shaped crowns). Độ tương phản của men răng so với ngà răng bình thường.
Chẩn đoán
Bất thường răng (sinh men bất toàn – amelogenesis imperfecta)
Các bất thường di truyền ở răng:
Sinh men bất toàn
Sinh ngà bất toàn (dentinogenesis imperfecta)
Loạn sản ngà (dentin dysplasia)
Về mặt lâm sàng, các đột biến gene (gene mutations) tạo ra hình thái răng thiểu sản (hypoplastic), kém trưởng thành (hypomaturation), kém khoáng hoá (hypocalcified) nhưng chỉ có các dạng thiểu sản mới thấy được trên phim X quang.
Đối với sinh men bất toàn dạng thiểu sản, men răng không phát triển đủ độ dày thông thường, và có thể tạo thành các lỗ trên bề mặt. Trên phim X quang, độ tương phản của men răng tương đối bình thường nhưng thân răng có dạng vuông hoặc chữ nhật.
Hình 8: Viêm xương
Mô tả
Một khối thấu quang giới hạn rõ, có viền cản quang nằm ở chóp các răng cối lớn. Trung tâm của khối thấu quang nằm ở chóp các chân răng cối lớn. Có sự chèn ép theo chiều trên-dưới và làm thay đổi ống thần kinh răng dưới (inferior alveolar canal).
Chẩn đoán
Viêm xương thấu quang (rarefying osteitis)
“Rarefaction” dùng để chỉ tình trạng trở nên sáng hơn hoặc kém đặc hơn.
Về mặt X quang, “rarefaction” dùng để chỉ tình trạng mất sự khoáng hoá xương (bone mineralization) tạo ra biểu hiện thấu quang tăng.
Trong tình huống hoại tử tuỷ (pulpal necrosis), viêm xương thấu quang là một thuật ngữ bao phủ cho cả ba dạng bệnh: áp xe quanh chóp (periradicular abscess), u hạt quanh chóp (periradicular granuloma) và nang chân răng (radicular cyst). Về mặt X quang, không thể phân biệt được ba dạng này.
Viêm xương xơ hoá (sclerosing ostetitis) xảy ra dưới cùng những điều kiện như viêm xương thấu quang, ngoại trừ quá trình bệnh lý tạo ra sự gia tăng lan toả mật độ xương (bone density), lưu ý không phải viêm xương đặc (condensing osteitis). “Sclerosis” dùng chỉ tình trạng cứng lại của mô. Về mặt X quang, “sclerosis” dùng để chỉ sự gia tăng lan toả tình trạng khoáng hoá xương (mineralization of bone) tạo ra hình ảnh cản quang tăng.
Có thể cần thêm hình ảnh 3D nếu các đặc điểm điển hình của viêm xương thấu quang không rõ do vị trí hay bị che lấp bởi các cấu trúc giải phẫu.
Hình 9: Loãng xương
Mô tả
Hai khối thấu quang giới hạn tương đối rõ (moderately well-defined), không có viền cản quang nằm ở vùng chóp dưới nhịp cầu (pontics of the bridges). Không ảnh hưởng đến các cấu trúc lân cận.
Chẩn đoán
Khiếm khuyết tuỷ xương do loãng xương (osteoporotic bone marrow defect)
Có thể cần thêm hình ảnh 3D nếu các đặc điểm điển hình của tuỷ xương loãng xương không rõ trên phim X quang thường quy (conventional imaging).
Hình 10: Bướu thấu quang nguyên phát
Mô tả
Vùng thấu quang lan toả (diffuse), giới hạn kém (poorly-defined), không có viền cản quang liên quan đến phần thân và cành đứng xương hàm dưới (body and ramus of the mandible) bên phải. Cả xương xốp và xương vỏ (cancellous and cortical bone) của hàm dưới đều bị ảnh hưởng. Xương nâng đỡ quanh các răng cối lớn ở phần hàm dưới bên phải bị mất, có một gờ chéo ngoài (external oblique ridge) và ống thần kinh răng dưới (inferior alveolar canal). Phiến cứng (lamina dura) và khoảng dây chằng nha chu (periodontal ligament spaces) cũng bị mất.
Chẩn đoán
Bướu thấu quang nguyên phát (primary radiolucent tumor)
Loại bướu này phát triển tại chỗ và lan rộng, thâm nhiễm (infiltration) vào tổ chức và các khoảng lân cận; hầu hết là carcinôm tế bào gai (squamous cell carcinoma).
Theo thời gian, sự thâm nhiễm vào xương đặc trưng bởi một vùng thấu quang có biểu hiện giống miếng bánh quy bị cắn dở (cookie bite) với bờ giới hạn kém điển hình.
Xin chào! Mình là Bác sĩ Tuấn hiện là Founder/CEO tại Dana Dental - Nha Khoa Đà Nẵng. Mình lập nên trang này nhằm chia sẻ những kiến thức cập nhật được và giúp các bác sĩ trẻ có thể tìm tòi và học hỏi để trau dồi thêm chuyên môn giúp ích cho người bệnh.