Quy trình dán ngà tức thì IDS từng bước chi tiết

Dán ngà tức thì (IDS) là kỹ thuật nhằm tạo một lớp lai trên ngà răng ngay sau khi mài răng. Mục đích của việc thiết lập lớp lai này nhằm che kín các ống ngà, từ đó ngăn chặn việc vi khuẩn thâm nhập vào tủy và hiện tượng dịch ngà bị thay đổi áp lực nguyên nhân chính của việc ê buốt trước và sau khi gắn IO. Lớp lai này là lớp đan xen giữa các phân tử resin và sợi collagen trong ngà răng.

Việc thực hiện IDS ngay sau khi mài răng (trước khi lấy dấu) được chứng minh là làm giảm ê buốt trước và sau khi gắn IO Ngoài việc làm giảm đáng kể việc ê buốt, dán ngà tức thì còn được chứng minh làm tăng độ bề dán của phục hình và làm tăng khả năng thành công về lâu dài. IDS còn giúp cùi răng bóng hơn thuận tiện cho việc chế tác phục hình trong labo và thuận tiện trong việc thử phục hình khả năng đặt IO chính xác vào vị trí của nó. Một điểm không thể không nhắc tới đó là dán ngà tức thì giúp việc lấy cement tạm khỏi cùi răng dễ dàng hơn rất nhiều!

B1: Sau khi cô lập răng bằng đê cao su, đảm bảo răng các điều kiện che phủ và làm việc cần được tối ưu.

B2: Chất dán Universel (G-premio Bond, GC Corporation), sử dụng trong quy trình self-etch (automordançant), được dùng trên ngà vừa mới sửa soạn.

B3: Dùng cọ bôi để bôi đều chất dán (15s). Sau đó dùng xịt hơi thổi khô nhẹ để làm bay hơi dung môi, làm lan đều chất dán và cho phép chất dán có đủ thời gian để làm việc (20s). Cuối cùng, quang trùng hợp (40s) bằng đèn quang trùng hợp (Gc D-light pro, GC Corporation).

B4: Sau đó, thêm vào lớp mỏng composite lỏng (G-aenial Universal Injectable, GC Corporation) , cho phép tạo lớp lai dày hơn và tối ưu hóa việc tạo xoang, bảo vệ mô.

B5: Việc khai thác chỉ số thixotropie (độ nhớt) của composite bằng cách dùng thám trâm số 6 giúp cải thiện bề mặt của vật liệu và hạn chế sự kết hợp của bọt. Sau đó chiếu đèn lần đầu (20s). Composite lần nữa được chiếu đèn dưới một lớp glycérine để có thể trùng hợp lớp composite bị cản trở bởi oxy bề mặt. Cũng có thể dùng bông tẩm cồn chà xát mạnh hoặc đánh bóng cơ học composite để loại bỏ lớp tiếp xúc oxy bề mặt.Việc loại bỏ lớp cản trở ở bề mặt vừa giúp ngăn cản sự kết dính của nhựa định thời (Lớp chất dán tải lực trễ) (la résin de temporisation) với composite của IDS vừa giúp cải thiện cục bộ tình trạng bề mặt của silicone lấy dấu, giúp làm gián đoạn quá trình cô đặc.

B6: Cuối cùng, cần phải đánh bóng các bờ chu vi để loại bỏ phần composite thừa trên rìa men, đảm bảo có được bề mặt phục hồi hoàn hảo, độ bền của các kết nối và tính chất cơ học của quá trình phục hồi trong tương lai.

Hình ảnh trên tóm tắt việc triển khai IDS trên lâm sàng:

  • Loại bỏ miếng trám cũ / lỗ sâu
  • Sửa soạn xoang trám
  • Dùng chất dán sau đó chiếu đèn quang trùng hợp
  • Dùng composite lỏng, sau bước chiếu đèn com lỏng thì chiếu lại dưới lớp glycérine.
  • Điều chỉnh và đánh bóng các đường viền vừa làm.

Tổng kết IDS ngày càng được dùng rộng rãi trong nha khoa vì nó đáp ứng các yêu cầu cao của nha khoa hiện đại: duy trì tính toàn vẹn sinh học của tủy răng và bảo toàn mô. Ngoài ra, phản hồi tốt từ việc quản lý các nhạy cảm sau điều trị, đặc biệt khi xem xét hình thành giao diện dán tải lực trễ, do đó cải thiện sức khỏe của bệnh nhân và sư tin tưởng của họ vào việc điều trị.

Dịch: BS.Trần Thiện Mẫn

Nguồn:

(1) Magne, P. (2005). Immediate dentin sealing: a fundamental procedure for indirect bonded restorations. Journal of Esthetic and Restorative Dentistry, 17(3), 144-154.
(2) Magne, P., Kim, T. H., Cascione, D., & Donovan, T. E. (2005). Immediate dentin sealing improves bond strength of indirect restorations. The Journal of prosthetic dentistry, 94(6), 511-519.
(3) Magne, P. (2014). IDS: Immediate Dentin Sealing (IDS) for tooth preparations. J adhes Dent, 16(6), 594.
(4) Dietschi, D., & Spreafico, R. (2015). Evidence-based concepts and procedures for bonded inlays and onlays. Part I. Historical perspectives and clinical rationale for a biosubstitutive approach. Int J Esthet Dent, 10(2), 210-27.
(5) Ghiggi, P. C., Steiger, A. K., Marcondes, M. L., Mota, E. G., Júnior, L. H. B., & Spohr, A. M. (2014). Does immediate dentin sealing influence the polymerization of impression materials?. European journal of dentistry, 8(03), 366-372.

Đánh giá nội dung này!
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments