Hướng dẫn cách sử dụng hàm răng giả tháo lắp

Răng giả tháo lắp là những bộ phận răng rời có thể tháo lắp được nhằm thay thế cho toàn bộ hàm răng (hàm trên hoặc hàm dưới), hoặc thay thế một số răng đã mất. Hàm giả tháo lắp có cấu tạo gồm một nền hàm khá cồng kềnh (bằng nhựa resine hay đúc bằng kim loại), trên đó có gắn những chiếc răng giả thay thế các răng bị mất. Loại hàm này có ưu điểm là giá thành thấp, dễ sửa chữa.

Tuy nhiên, khi sử dụng hàm răng giả tháo lắp, bạn cũng nên lưu ý một số điểm sau đây:

1. Tháo hàm giả và vệ sinh hằng ngày

Tháo ra hàng ngày khi chải răng để vệ sinh tốt hơn cho những răng thật còn lại trên hàm và cũng có thể chải hàm này bằng bằng chải thông thường.

Nên chải rửa hàm răng giả hàng ngày để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn và mảng bám và giúp phòng ngừa trường hợp hàm răng giả bị xỉn màu và tạo mùi hôi.

Ngoài ra, hãy chải cả nướu, lưỡi và vòm miệng vào mỗi buổi sáng bằng bản chải lông mềm trước khi đeo hàm răng giả. Việc này giúp các mô trong miệng được lưu thông và loại bỏ mảng bám.

Không nên sử dụng kem đánh răng thông thường hay các chất tẩy rửa mạnh như thuốc tẩy để vệ sinh hàm giả vì rất dễ làm hàm giả bị mòn. Khi chùi rửa hàm giả, nên để trên miếng vải mền hoặc ngâm trong nước, đề phòng trường hợp lỡ tay làm rơi hàm.

2. Ngâm nước, bảo quản hàm giả

Khi mới đeo hàm giả có thể chưa quen nên ban đêm có thể mang đi ngủ. Nhưng khi đã quen rồi thì nên tháo hàm răng giả tháo lắp ra khi đi ngủ mỗi ngày, ngâm bảo quản ở dung dịch nước muối sinh lý 0.9% hoặc bạn có thể pha một chén nước ấm với một muỗng canh giấm, nên dùng giấm trắng.

Có thể để răng giả trong dung dịch này suốt đêm. Sau khi lấy răng giả ra, nên rửa răng giả thật sạch nhằm tránh vị chua khó chịu của giấm. Giấm có tác dụng diệt vi khuẩn bám vào răng giả. Ngoài ra, chanh cũng sẽ giúp làm cho răng giả sạch sẽ, đồng thời có tác dụng làm răng sáng bóng chẳng khác gì răng mới.

Nhẹ nhàng khi cất giữ, tránh đánh rơi, tì đè vật nặng hoặc để nơi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp

Khi có thêm một hoặc một vài răng thật phải nhổ hoặc tự rụng, có thể thêm răng nhựa mới trên nền hàm nhựa đang sử dụng.

Có thể sử dụng gel làm ẩm bôi lên nướu hoặc vào hàm giả để giữ ẩm và tăng độ khít của hàm giả

3. Tái khám kiểm tra

6 tháng một lần ta cũng nên đến nha sĩ để kiểm tra định kỳ cho răng giả. Bởi khi khám kiểm tra định kỳ như thế, ngoài việc khám răng, nha sĩ còn khám toàn bộ khoang miệng nhằm phát hiện các dấu hiệu bất thường và tư vấn điều trị. Đó là lý do vì sao chúng ta không được bỏ qua những lần khám này.

Hàm tháo lắp có thể lỏng sau 2 hoặc 3 năm sử dụng do sống hàm bị tiêu nhiều hơn so với lúc làm hàm hoặc các tay móc vào răng thật bị lỏng lẻo.

Sau thời gian đó, nếu hàm trở nên lỏng lẻo, có mùi hôi nhiều, có vết nứt hay hàm giả gây cảm giác khó chịu thì nên thay thế bằng một hàm tháo lắp mới. Khi gặp tình trạng này bệnh nhân có thể mang hàm cũ quay lại phòng khám để khắc phục.

4. Chống chỉ định tạm thời

Ngoài ra, với việc trồng răng giả bạn cũng nên có một số kiêng kỵ như những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, loãng xương, bệnh truyền nhiễm, máu khó đông…thì nhất định phải điều trị bệnh trước, đợi tình trạng bệnh ổn định thì sau đó mới tiến hành làm răng giả.

Những người dưới 16 tuổi cũng không nên trồng răng, bởi vì khi đó hộp sọ vẫn tiếp tục phát triển, làm răng giả cố định lúc này sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn. Ta có thể đáp ứng thẩm mỹ chức năng tạm thời bằng răng giả tháo lắp

Đánh giá nội dung này!
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments