Nhịp cầu hình trứng được xem là bản sao hình dạng răng trên nướu (emergence profile) chính xác nhất của răng tự nhiên, là loại phục hình thẩm mỹ và dễ vệ sinh. Nhịp cầu hình trứng có mức độ thành công tương đương nhau ở cả răng trước và răng sau. Tuy nhiên, đối với các răng trước, để đạt được độ thẩm mỹ mong muốn với phục hình này là một thử thách không nhỏ. Về lịch sử, các dạng nhịp cầu phía trước bao gồm nhịp cầu hình yên ngựa (denture base), hình chữ T (ridge lap), hình chữ T biến đổi (modified ridge lap) và nhịp cầu hình trứng (ovate pontic).

  • Nhịp cầu yên ngựa (hình1, A) bảo đảm thẩm mỹ tốt nhất nhưng gặp khá nhiều cản trở khi mô lợi yếu hoặc sần sùi, đặc biệt không phù hợp với bệnh nhân có sống hàm mất răng lâu ngày.
  • Nhịp cầu hình chữ T (Hình1, B) được thiết kế để tăng khả năng vệ sinh nhưng đối với một số hình dạng xương hàm, nhịp cầu này gây ra những vấn đề về vệ sinh.
  • Nhịp cầu dạng chữ T biến đổi (Hình 1, C) được giới thiệu là tăng khả năng vệ sinh, tuy nhiên bệnh nhân vẫn hay mắc thức ăn trong mặt lưỡi và khó phát âm khi thổi khí hay nước bọt từ bề mặt lưỡi.
  • Nhịp cầu trứng (Hình 1, D), vượt trội hơn các nhịp cầu khác, được mô tả bởi Dewey và Zugsmith vào năm 1993, nhưng mới chỉ được chấp nhận lâm sàng thời gian gần đây vì hiệu quả thẩm mỹ lý tưởng. Nghiên cứu của họ chỉ giới hạn trong những vùng răng mới nhổ và một số biến thể khác bao gồm cả những vùng sống hàm mất răng lâu ngày.

Hình 1. Các dạng nhịp câu cho răng trước. A. Nhịp cầu hình yên ngựa; B, nhịp cầu hình chữ T; C, nhịp cầu hình chữ T biến đổi; D, hình trứng

Sớm hơn nữa vào năm 1928, Reichenbach đã đề xuất rằng nhịp cầu bằng sứ không nên đặt trong những vùng xương mới nhổ răng, tuy nhiên nghiên cứu này chỉ là giai thoại. Irving phát biểu rằng “Trong những trường hợp tưởng chừng rất giới hạn để thực hiện, nếu được lựa chọn và xử lý kỹ lưỡng, có thể đem lại các kết quả mỹ mãn. Phục hồi có sứ ở phía đáy sẽ không bao giờ có lợi trừ phi nó được dùng cho một răng phía trước” .

Dewey và Zugsmith, những người cho rằng sức khoẻ của huyệt ổ răng chỉ có thể đánh giá qua mô học, đã thực hiện các thí nghiệm trên chó để chứng minh các quan sát lâm sàng của mình. Những tác giả này quan sát thấy rằng “ Qua nhiều năm Brill đã sử dụng một chân răng sứ dài phục vụ cho cầu răng cố định (1 – 2mm từ đáy huyệt ổ răng mới nhổ) và có kết quả lâm sàng khả quan”. Họ cũng phát biểu rằng “ Các nghiên cứu mô học trong thực nghiệm của chúng tôi cho thấy biểu mô có xu hướng phủ bề mặt vết thương từ viền nướu, không chỉ đối với các vết thương nhổ răng đơn giản mà còn đối với các huyệt ổ răng trống có cắm chân răng sứ.”

Loos và Gross nghiên cứu các thực nghiệm mô học trên người và ghi nhận rằng các vết thương nhổ răng nhỏ hơn có thể được phủ hoàn toàn bằng một lớp biểu mô mỏng trong khoảng 1 tuần. Những kết luận cuối cùng của Dewey và Zugsmith như sau: Theo các khám phá của chúng tôi, độ dài của chân răng sứ không phải là một yếu tố đáng bị phân biệt như từ trước tới nay mọi người vẫn nghĩ. Các kết quả lâm sàng mỹ mãn ở Brill trong việc cắm chân răng sứ vào huyệt ổ răng đã được chứng minh về mô học trong công trình thực nghiệm của chúng tôi. Như vậy không có lý do gì để từ chối phương pháp này bởi nó không gây tụt lợi và tiêu xương, đem lại các ưu điểm về thẩm mỹ và vệ sinh cho bệnh nhân.

Stein sử dụng công trình dang dở của Reichenbach và nghiên cứu mới nhất của Dewey và Zugsmith ,mà trong đó họ để cập tới “ khi các điều kiện rất bất lợi” để bác bỏ quan điểm nhịp cầu trứng là giải pháp thay thế cho các nhịp cầu phía trước truyền thống. Tài liệu này cho thấy hình dạng của một nhịp cầu đơn lẻ ảnh hưởng tới sức khoẻ mô xung quanh. Nghiên cứu này được chấp nhận khoa học và đồng ý bởi các chuyên gia, ngoại trừ một hạn chế. Stein chỉ đề cập về khía cạnh vệ sinh giữa mặt tiếp xúc của nhịp cầu/ mô như sau : “Giảm các tác dụng có hại của thiết kế hình chữ T bằng cách sử dụng chỉ nha khoa chỉ được sử dụng khi viêm nhiễm đáng kể”. Việc đưa chỉ nha khoa vào bên dưới nhịp cầu chữ T ở mô viêm kích thích sự phá huỷ mô, điều này khiến kết luận răng thiết kế nhịp cầu đơn lẻ ảnh hưởng sức khoẻ mô xung quanh là sai.

Hình 2. Chỉ định nhịp cầu hình trứng lý tưởng ở bệnh nhân từ chối giải pháp cắm implant

Có một số các nghiên cứu mô học liên quan tới vùng chân răng của nhịp cầu hình trứng. Cơ chế khoa học của việc liền thương là cơ sở để nghiên cứu ở vùng này. Khi các răng được nhổ hoặc vùng nhịp cầu chủ đích được tạo ra, sự liền thương thứ phát bắt đầu ngay lập tức, và sự tạo cục máu đông chứa sợi được hình thành trên và dưới bề mặt. Sự biểu mô hoá bắt đầu từ bờ vết thương và tiến triển dần thành từng lớp tế bào xung quanh tâm của chúng . Hoạt động của tế bào được cấu thành bởi sự định hướng các cục chứa sợi và tiếp tục cho tới khi các tế bào biểu mô được xuất hiện.

Sau khi vết thương được phủ đầy, lớp biểu mô mỏng này phân chia và tổ chức lại để trở thành các biểu mô dạng vảy xếp tầng. Thời gian yêu cầu để liền thương hoàn toàn phụ thuộc vào khoảng cách mà các tế bào biểu mô phải tăng sinh để sát nhập với bề mặt. Cục máu đông được loại bỏ bới các tế bào trung tính đa nhân (PMNs) và các đại thực bào trước khi liền mô liên kết, và các vi khuẩn cũng như mảnh vụn rơi vào vùng bị thương. Các kết quả này cũng tương ứng với nghiên cứu của Dewey và Zugsmith.

Thông tin khoa học này khiến chúng ta tin vào quan điểm răng một nhịp cầu hình trứng được đánh bóng hoàn hảo có thể trở thành một chất nền để hình thành các biểu mô vảy xếp tầng. Việc sửa chữa phần cổ răng bị ảnh hưởng bởi mức độ của cục máu đông chứa sợi, điều này có thể chịu sự chi phối của chiều cao phần đáy của nhịp cầu ở mỗi mức độ khác nhau. Hình dạng của răng in trên lợi (emergence profile), hình dạng lỗ châu mai (embrasures), thẩm mỹ, và khả năng vệ sinh là những yêu cầu mà nha sĩ có trách nhiệm phải miểu tả chính xác cho xưởng để thực hiện nhịp cầu.

Có rất nhiều bài báo nói về sự tiếp xúc thụ động giữa sống hàm và nhịp cầu,tuy nhiên, các dữ liệu gần đây và kinh nghiệm lâm sàng chỉ ra rằng tiếp xúc chủ động sẽ tốt hơn rất nhiều. Tripodakis và Constantinides đánh giá khả năng đáp ứng của mô với các nhịp cầu có bề mặt lồi tạo áp lực lớn trong các trường hợp vệ sinh răng miệng khác nhau. “ Các nghiên cứu lâm sàng và mô học chỉ ra rằng áp lực lớn nhất từ một nhịp cầu bằng sứ kim loại mặt lồi được mài nhẵn, láng, đánh bóng kỹ cùng với sự kiểm soát tối ưu mảng bám không gây ra hiệm tượng viêm nhiễm cho các mô bên cạnh. Tuy nhiên, nếu không dùng chỉ nha khoa ở vùng áp lực lớn, viêm nhiễm là không thể tránh khỏi.”

Bề mặt mô của nhịp cầu thường chịu tác động của các phản ứng sinh học của các mô mềm chung quanh. Các kích thích của tiếp xúc chủ động theo lực nhai có thể làm tăng sức kháng và sự khoẻ mạnh của mô, miễn là áp lực có thể cho phép chỉ nha khoa đi qua mà không kẹt trong nhịp cầu. Bên cạnh đó cần chú ý tới thẩm mỹ của các mô nâng đỡ bên cạnh và sự thoát của thức ăn. Hình dạng thẳng đứng của nhịp cầu phải tạo ra đỉnh mô lõm để tránh giắt thức ăn, đồng thời cũng phải đủ tinh tế để có tác dụng mát xa lợi. Hình dạng của nhịp cầu hình trứng, hầu hết sao chép giống như răng tự nhiên nên có thể thoả mãn các yêu cầu trên. Nghiên cứu của The Silness và cs chứng minh rằng thiết kế của nhịp cầu độc lập không phòng ngừa sự viêm nhiễm mô nhưng giúp cho khả năng loại bỏ mảng bám và cao răng bằng các phương pháp vệ sinh răng miệng nên có thể bảo đảm sức khoẻ lành mạnh của mô.

Hình 3. Mức độ cao, thấp, bình thường của mào xương ổ răng

Hình 4. Đo chiều cao của xương với sonde nha chu ( Bệnh nhân khác)

Chỉ định của nhịp cầu hình trứng giống với cắm implant cho một răng, một răng gãy ở mào xương do chấn thương, sâu răng, hay thiểu sản cấu trúc, có bản xương phía ngoài và các răng bên cạnh nguyên vẹn đỏi hỏi phải phục hồi. Chỉ định của nhịp cầu hình trứng bao gồm phù hợp với tình trạng toàn thân, các bệnh nhân không chấp nhận giải pháp implant, hay bất kỳ vùng nhịp cầu nào có hình dạng răng trên lợi (emergence profile) tự nhiên có thể cho kết quả thẩm mỹ tốt (Hình 2). Các chống chỉ định bao gồm chiều cao mặt ngoài/ mặt trong hay mặt thân/ mặt chân không phù hợp để tạo ra hình dạng xương và mô cần thiết để tái tạo phức hợp răng lợi (DGC). Trong những trường hợp này, sự tăng sinh mô và/ hoặc xương được tạo thành, nhưng các điều kiện lâm sàng vượt quá phạm vi mà bài báo này muốn đề cập.

Thiết kế nhịp cầu được thực hiện sơ khởi thông qua kế hoạch điều trị sau khi sử dụng vật liệu Tríad VLC (Dentsply Int, York, Pa.) hoặc tạo sáp wax trên mô hình ở vị trí tương quan trung tâm. Việc tiếp cận này nhằm xác định chiều cao, độ rộng, chiều sâu, lỗ châu mai, hình dạng trên lợi, hình dạng, đường viền chân, đường viền mặt lưỡi, khớp cắn phù hợp cho nhịp cầu. Việc xác định cuối cùng được ghi lại trong miệng bằng cách đưa một phục hồi tạm thời và yêu cầu bệnh nhân xác nhận về mức độ thẩm mỹ, phát âm, khả năng vệ sinh dễ dàng, và sự thoải mái. Việc sử dụng phục hình tạm giúp tạo ra hình mẫu và sự liền thương của phức hợp răng nướu(DGC).

Chiều cao của nhịp cầu được xác định phía trước bằng phát âm, thẩm mỹ, đòi hỏi khớp cắn ở tương quan tâm, đưa hàm ra trước và các chuyển động sang bên. Chiều rộng của nhịp cầu hình trứng tạm thời nên được xác định bằng sự tiếp giáp với các răng bên cạnh, sự phù hợp với đường viền nướu để bảo đảm thẩm mỹ, khả năng vệ sinh dễ dàng, và che giấu các thiếu hụt lợi. Chiều rộng này sẽ xác định đường viền xương và chiều cao nhú lợi sau liền thương. Nhú lợi nên được nâng đỡ phía gần để tạo đỉnh nhú nướu tự nhiên. Chiều cao phía chân của nhịp cầu được xác định bằng phức hợp mô/ xương có sẵn, điều kiện thẩm mỹ và tiếp xúc giữa mô/xương để dễ vệ sinh, cũng như tránh giắt thức ăn. Sự tiếp xúc thụ động với sống hàm được chỉ định trong hầu hết các dạng nhịp cầu,tuy nhiên nhịp cầu hình trứng đòi hỏi sự tiếp xúc mật thiết để nâng đỡ, tạo dáng và bảo vệ mô. Sự mất xương tối thiểu sẽ xảy ra trong quá trình tái tổ chức sau nhổ răng ( không mất xương ở mặt ngoài, mặt trong, hay giữa hai răng) nếu không có các vết cắt mô nào được thực hiện.

DCG có sẵn có thể bao gồm sống hàm cao, thấp hay bình thường (Hình 3), điều này chỉ được xác định bằng cách đo mô tới xương với cây sonde nha chu (Hình 4). Bệnh nhân có mào xương cao có thể đạt được mức xương cổ răng tốt hơn bình thường, do đó chỉ cần làm nhịp cầu có độ sâu thấp. Bệnh nhân có mào xương thấp đòi hỏi nhiều mô nâng đỡ hơn, cả phía bên lẫn phía ngoài trong, do đó cần nhịp cầu hơi sâu xuống huyệt ổ răng hơn một chút. Kinh nghiệm lâm sàng khẳng định rằng khi chiều sâu nhịp cầu quá lớn, quá trình liền thương có thể kéo dài tận 2 năm. Đối với một sống hàm mất răng bình thường, phần đáy của nhịp cầu nên từ 1mm hoặc nhiều hơn tính từ xương. Ở một sống hàm bình thường, huyệt ổ răng mới nhổ, chiều dài khoảng 3mm từ bờ mô tới chóp nhịp cầu là phù hợp để bảo đảm thẩm mỹ, lành mạnh và bền vững cho DGC. Hình dạng răng trên lợi chịu chi phối bởi những đòi hỏi thẩm mỹ ở mặt bên và mặt ngoài của bệnh nhân. Giắt thức ăn thường liên quan tới mặt trong của các dạng nhịp cầu, đồng thời sự thông khí và nước bọt từ bề mặt trong ra ngoài tạo nên các vấn đề về phát âm. Nhịp cầu hình trứng cải thiện các vấn đề này nhờ có hình dạng phía trên lợi tự nhiên như răng thật (Hình 5).

Sau khi đã tính toán chức năng và thẩm mỹ trên mô hình làm việc, kết quả thu được sẽ được chế tạo thành một phục hình tạm thời. Phục hình này có chức năng như một bộ khung trong thời gian mô và xương liền thương và bảo đảm thẩm mỹ tạm thời. Thời gian liền thương sau nhổ răng thường khoảng 110-120 ngày, đối với một số bệnh nhân có thể lên tới 12 tháng hoặc hơn. Quá trình liền thương sau phẫu thuật của một bệnh nhân được đánh giá dựa trên hình dạng huyệt ổ răng, mô nâng đỡ, thẩm mỹ, khả năng vệ sinh và cơ chế liền thương (Hình 6). Nếu tất cả các tiêu chí trên được thoả mãn, một nhịp cầu hình trứng có khoá dấu chu vi (ovate pontic circumferental index) thích hợp sẽ được chế tạo ở xưởng răng. Nếu một số yếu tố không thoả mãn, ta sẽ sửa chữa phục hình tạm để cải thiện vấn đề. Dawson 20 minh hoạ một phương pháp để chuyển các thông tin từ các bề mặt cắn, mặt ngoài, mặt trong của một phục hình răng trước tới xưởng răng để chế tạo. Phương pháp đơn giản này có thể cung cấp các thông tin về mô lợi cũng như hình dạng chân răng đặc biệt.

Sự kết nối chặt chẽ giữa bác sĩ nha khoa và kĩ thuật viên tại xưởng là điểm mấu chốt tạo nên thành công của phục hình. Bài báo này mô tả một phương pháp liên hệ giữa bác sĩ nha khoa và kĩ thuật viện để tạo ra nhịp cầu hình trứng phù hợp nhất với mô nâng đỡ, thẩm mỹ, tạo sự thoải mái và dễ vệ sinh cho bệnh nhân.

Hình 5. Hình dạng đường viền mặt lưỡi của phục hình tạm

Hình 6. Liền thương ở vùng làm nhịp cầu trứng 2 tháng sau nhổ răng
 

2. Quy trình tạo nhịp cầu răng hình trứng trong phục hình cố định cầu răng

2.1 Xử lý huyệt ổ răng sau nhổ

1. Chuẩn bị các răng bên cạnh của răng được nhổ (Sửa soạn răng với đường hoàn tất bờ vai để bảo toàn chiều rộng sinh lý) (Hình 7).
2. Lấy dấu của răng sẽ làm nhịp và vùng sẽ nhổ răng bằng vật liệu hydrocolloide không hồi phục (Acculoid, Van R, Oxnard, Calif.), bao gồm 2 răng hai bên của răng sẽ làm nhịp.
3. Nhổ răng nhẹ nhàng để bảo vệ nhú lợi hai bên và tấm xương mặt ngoài mặt lưỡi
(hình 8).
4. Đổ mẫu bằng thạch cao nhanh đông.

Hình 7. Sửa soạn các răng bên cạnh răng sẽ làm nhịp cầu

Hình 8. Bảo tồn các bờ của vùng nhổ răng 

Hình 9. Răng sửa soạn trên mẫu thạch cao, bảo tồn đường viền giải phẫu tự nhiên

Hình 10. Nhịp cầu tạm kích thước lớn minh hoạ phần dài ra về phía đáy của nhịp cầu được đo từ viền cổ răng 

Hình 11. Mài nhẵn lại nhịp cầu hình trứng tạm sau 1 tuần

Hình 12. Vùng nhịp cầu hình trứng 3 tháng sau nhổ răng cho thấy sự co lại của mô chung quanh vùng sửa soạn

5. So sánh phần chặn (stent) được tạo hình ở trên mẫu thạch cao và hình thể trên dấu để bảo đảm sự chính xác và mức độ sửa soạn phù hợp. Dùng thanh nhựa
acrylic để vẽ hình dáng nhịp cầu trên mẫu thạch cao (Hình 9). Sử dụng các khái niệm đã biết để tái tạo lại các răng tự nhiên bên cạnh. Bọc phần nhịp cầu sửa soạn và các răng trên mẫu thạch cao bằng chất cách ly.
6. Trộn vật liệu tạm thời tới giai đoạn dính nhớt và đổ lên phần chặn. Định hướng nó trên mẫu thạch cao và cố định bằng thạch cao Grey Rock phía trên phần chặn với dây cao su buộc phần chặn, mẫu thạch cao, và thạch cao Grey Rock cùng với nhau. Đặt nó dưới máy áp lực 20lb trong vòng 20 phút.
7. Tạo hình phục hình tạm, lấy bỏ một chút bề mặt trong của răng sửa soạn. Điều chỉnh độ sâu chính xác của nhịp cầu, mặt ngoài và mặt trong, phần lồi và mặt cắn (Hình 10).
8. Dán phục hình tạm bằng ximăng gắn tạm vào miệng bệnh nhân.
9. Kiểm soát hàng tháng bằng cách gỡ phục hình tạm ra khỏi hàm, kiểm tra bề mặt nhịp cầu hình trứng tương ứng với sự liền thương, không có hiện tượng loét hay chảy máu, mô lợi màu hồng khoẻ mạnh, và phản ứng mô ít nhất. Làm bóng nhịp cầu hình trứng ở phía đáy sau mỗi lần khám (Hình 11).
10. Khi liền thương kết thúc, cần chỉnh sửa một chút do hiện tượng co mô (Hình
12. Điều chỉnh phục hình tạm (không chạm vào phần đáy nhịp cầu nữa) để bảo đảm sự sát khít của đường viền lợi và hình dáng lợi, giúp việc lấy dấu để làm phục hình vĩnh viễn được chính xác (Hình 13)

2.2 Sống hàm mất răng có hình dạng phù hợp

1. Sửa soạn răng và đo chiều sâu xương với sonde nha chu ở vùng dự định làm nhịp cầu.
2. Sửa soạn vùng làm nhịp cầu với dao điện phủ kim cương hoặc cắt bằng laser. Kích thước của vùng phải tạo ra độ sâu phù hợp, nâng đỡ nhú lợi, và hình dạng răng in trên lợi phải giống các răng bên cạnh. Độ sâu của vùng nhịp cầu nên lớn hơn 1mm từ xương để đảm bảo việc liền thương thuận lợi.
3. Theo các bước từ 2-10 như quy trình với huyệt ổ răng.

2.3 Khoá dấu chu vi của nhịp cầu hình trứng (Ovate pontic circumferental index)

1. Tháo phục hình tạm cuối cùng trên cung răng (FPD) và vệ sinh kỹ lưỡng.
2. Đặt hỗn hợp Express putty (3M Dental Products, St Paul, Minn) theo hình chữ nhật hơi dài hơn FPD và có kích thước 1×1 cm chiều cao và chiều rộng. Trợ thủ sẽ bơm vật liệu lấy dấu là cao su nhẹ ( Green light body polyvinyl siloxane) (3M, Dental Products) vào bề mặt trong của thân răng phục hình tạm và các mô đỡ bề mặt nhịp cầu.
3. Đặt phần bề mặt lợi tạm vào cao su nặng tới ¾ độ sâu của toàn bộ nhịp cầu. Chờ 5 phút, sau đó lấy ra (Hình 14)
4. Điêu khắc phần thân răng để bảo đảm đứng vững, không nghiêng ngả.

Hình 13. Nhựa Methyl methacrylate để lấy dấu đường viền của thân răng tạm cuối cùng trên cung răng (FPD)
14

Hình 14. Mô hình khoá dấu chu vi nhịp cầu hình trứng thực hiện ngay lập tức sau khi lấy phục hình tạm ra 

Hình 15. Gắn FPD cuối cùng trên khoá dấu nhịp cầu hình trứng đã điêu khắc và khía chữ V

5. Cung cấp cho kỹ thuật viên các thông tin để sao chép chính xác hình dạng này và làm đầy toàn bộ nhịp cầu mà không tạo khuyết và kiểm soát khoá dấu chu vi lần cuối. (Hình 15)

3. Kết Luận về nhịp cầu hình trứng trong thực hành

Bài báo này giới thiệu sự hợp lý của việc chọn lựa nhịp cầu hình trứng nhằm thay thế các dạng nhịp cầu truyền thống với cung răng phía trước. Các lý lẽ trong quá khứ về việc sử dụng các loại nhịp cầu phía trước khác nhau thường không được chứng minh bằng các dữ liệu khoa học. Một phương pháp để chế tạo một nhịp cầu hình trứng chấp nhận được, đó là đặt trước trong miệng một phục hình tạm như là một mẫu thử, đã được miêu tả khá kỹ lưỡng trong bài này. Nếu các chi tiết được chú ý kỹ lưỡng và được truyền đạt đầy đủ tới kĩ thuật viên, FPD cuối cùng sẽ đạt kết quả như mong đợi (hình 16, A và B).

Có rất nhiều ưu điểm trong quy trình này. Mào xương ổ răng với xương quá phát phía ngoài miệng sẽ dẫn tới việc thực hiện nhịp cầu về phía miệng từ vùng trung tâm và quy trình này cho phép thay thế ngay lập tức một răng “đáng ngờ”cố định.

Thời gian cho phép liền thương cần thiết để xác định thẩm mỹ, phát âm và các yếu tố đem lại sự thoải mái cho bệnh nhân.

Hình 16. A, FPD cuối cùng trong ngày gắn. B, Nhịp cầu 1 năm sau thể hiện qua hình dáng nhú nướu

Nhờ quy trình nay, khi một răng mất chức năng được lấy ra cẩn thận, các bác sĩ có thể kiểm soát mô và xương bao quanh. Vệ sinh dễ dàng hơn cũng là một ưu điểm so với các dạng nhịp cầu khác nhờ hình thái tự nhiên của nhịp cầu tạm. Điều trị hiện nay có thể bao gồm các phục hình tháo lắp, implant, Maryland FPDs, hay FPD thông thường với nhiều dạng nhịp cầu.

Tuy nhiên, có vài khuyết điểm của quy trình này như sau. Bệnh nhân có thể không thích việc sửa soạn răng bên cạnh cho răng mất. Thời gian làm nhịp cầu khá lâu. Cần phải lưu ý rất chi tiết với phục hình tạm để đạt được sự sát khít với viền lợi nhằm chuyển FPD lên khoá dấu để tái tạo phục hình vĩnh viễn. Dấu cuối cùng của FPD nên được làm ngay lập tức sau khi lấy phục hình tạm ra hoặc mô có thể “ nảy lên” lại và tạo ra khoảng trống nhịp hình trứng trên mẫu và nhìn nông hơn là nhịp cầu tạm đang có. Điều này có thể gây ra sự không hoà hợp nếu khoá dấu chu vi nhịp cầu không được sao chép chính xác bởi vì kỹ thuật viên hoàn toàn làm việc trên mẫu hàm.

Việc sử dụng nhịp cầu hình trứng đã được chứng minh trên cơ sở khoa học về mặt lịch sử cũng như sinh học. Một phương pháp nhằm chuyển các chi tiết chính xác của dạng nhịp cầu này cho kĩ thuật viên ở xưởng cũng được miêu tả rõ. Sự thành công cuối cùng của phục hình này phụ thuộc vào khả năng vệ sinh chăm sóc răng miệng của bệnh nhân. Mỗi ngày, bệnh nhân nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch nhằm tạo ra một áp lực trung bình liên tục kháng lại đáy nhịp cầu và phần thân nối giữa nhịp cầu và lợi để bảo đảm sức khoẻ lý tưởng cho mô nướu.

Nguồn: Nha.si