Đổ mẫu thạch cao không quá khó, nhưng nếu không cẩn thận dễ bị bọt, lẹm, ảnh hưởng tới các khâu sau này, ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng khi lắp răng lên miệng bệnh nhân. Thạch cao đổ mẫu răng phải phù hợp cho từng loại chất bột lấy dấu răng, để có mẫu hàm thạch cao chính xác, cho dù bạn lấy dấu bàng Alginate hoặc cao su lấy dấu nha khoa.
Thạch cao đổ mẫu là thạch cao loại IV (40 N/mm2) (@36). Tỷ lệ nước và bột phải theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Đổ mẫu là việc làm rất tinh tê không được xem thường để tránh bọt, làm hư mẫu hàm. Thạch cao được trộn trên máy rung và được đổ từ từ và cẩn thận cho đến khi lấp đầy dấu
Khi vật liệu lấy dấu là loại oxyde kẽm eugénol, chờ đến cuối giai đoạn tỏa nhiệt của thạch cao để gỡ dấu khỏi mẫu hàm. Thật vậy, nhiệt năng tỏa ra do phản ứng sẽ làm mềm lớp oxyde kẽm eugénol, do đó việc gỡ khay lấy dấu cá nhân không làm hư mẫu hàm
Bài viết dưới đây là một số mẹo trong quy trình đổ mẫu hàm thạch cao chính xác, đúng kỹ thuật. Đương nhiên không thể quá lí tưởng, khó mà thực hiện theo được, nhưng cũng nên đọc để áp dụng 1 vài điều.
Trước khi đổ mẫu phải đảm bảo dấu không bị méo mó biến dạng, không có bọt, không bị rách, không bị dính máu hay nước bọt (H1 và 2).
Định lượng chính xác lượng thạch cao cần dùng (GC Fuji Rock EP, GC America) bằng cách sử dụng cân để đo, đảm bảo tỉ lệ trộn tối ưu (H3).
Nước được đong theo tỉ lệ đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất (H4).
Đổ bột từ từ vào nước trong khi tay liên tục trộn đều (H5).
Sau đó hỗn hợp bột và nước này sẽ được đưa vào máy trộn chân không (Vacuum Mixer Plus, Whip Mix), trong thời gian khoảng 30 – 45 giây nhằm loại bỏ hết bọt khí và tạo độ đồng nhất cho vật liệu (H6).
Dùng băng keo loại cứng để bọc xung quanh dấu, tránh khi đổ mẫu làm vật liệu bị tràn ra, sau đó từ từ đổ thạch cao vừa trộn vào vùng răng sau của dấu, chú ý cho từng lượng nhỏ vào và phải rung liên tục. Có thể sử dụng 1 dụng cụ đầu nhỏ, chẳng hạn như trâm nội nha (K file #30) để hướng dẫn dòng chảy thạch cao đến những chỗ khác để tránh tạo bọt. Cần phải cho thạch cao chảy từ từ sang các huyệt răng khác bằng cách nghiêng dấu theo nhiều hướng trong khi vẫn đặt trên máy rung (H7-10).
Sau khi các huyệt răng đã được lấp đầy, có thể sử dụng bay trộn để cho 1 lượng lớn thạch cao vào tiếp theo sau đó để tạo đế mẫu hàm. Tuy nhiên vẫn phải cho từ từ và đặt trên máy rung để tránh tạo bọt (H11, 12).
Sau khi đổ đầy thạch cao xong thì lấy ra khỏi máy rung, kiểm tra bọt khí, có thể chích bỏ bọt khí bằng trâm nội nha vừa dùng (H13).
Gỡ dấu ra khỏi mẫu sau khoảng 1 tiếng, mài và cắt cho gọn (H14).
Hình 15 và 16 là hình ảnh chụp mặt ngoài các răng cửa thực tế trên miệng và trên mẫu hàm sau khi đổ xong.
Nguồn: Esthetic and Restorative Dentistry, Material Selection and Technique – Douglas A. Terry, Willi Geller and many authors.