Ngày nay, các vật liệu trám thẩm mỹ được sử dụng phổ biến trong nha khoa thẩm mỹ như Amalgam, xi măng Silicat, Composite… Nhưng đối với Composite là một chất liệu tổng hợp liệu có tuổi thọ kéo dài lâu nhất do có khả năng chịu lực cao và đảm bảo chức năng ăn nhai như răng thật.
Mục Lục Bài Viết
1. Giới thiệu về Composite nha khoa
Composite có thể được sử dụng để trám cả răng trước và răng sau. Khi sử dụng cho răng trước, vấn đề thẩm mỹ được quan tâm hàng đầu, yêu cầu loại composite có độ bóng bề mặt cao cũng như màu sắc phù hợp.
Đối với răng sau, nơi lực nhai có thể lên đến 600N, yêu cầu loại composite có độ bền nén, độ bền xé cũng cũng như khả năng kháng mòn cao. Cả composite dùng cho răng trước và sau đều yêu cầu có tác nhân dán men, ngà để phòng ngừa những vi kẽ giữa cấu trúc răng và miếng trám, đồng thời tạo sự ổn định cần thiết.
Composite được sử dụng đầu tiên vào năm 1960 và kể từ đó đã có rất nhiều loại composite ra đời nhằm phục vụ cho nhiều nhu cầu lâm sàng khác nhau.
2. Thành phần của composite
2.1 Khung nhựa
Hầu hết các loại composite có thành phần cơ bản là bisphenol-A-glycidyl methacrylate (bis-GMA) hoặc urethan dimethacrylate (UDMA). Một số loại nhựa khác được sử dụng để thay đổi tính dẻo và dễ thao tác bao gồm triethylene glycol dimethacrylate (TEGDMA) và bisphenol-A-polyethylane glycol diether dimethacrylate
2.2 Hạt độn
Có nhiều loại hạt độn được sử dụng bởi các nhà sản xuất như là silicon dioxide, aluminium oxide, barium, zirconium oxide, borosilicate và barium aluminium silicate glasses. Càng nhiều thành phần hạt độn thì tính chất cơ học và vật lý của vật liệu càng cao. Nhờ đó, vật liệu trở nên càng dẻo để sử dụng trên lâm sàng
Hạt độn trong composite được sử dụng trong thành phần có những tính chất sau:
- Tăng độ kháng mòn
- Tăng độ cứng
- Tăng độ trong mờ
- Gảm co khi trùng hợp
- Giảm hệ số giãn nở vì nhiệt
Composite có thể được phân loại theo kích thước và % hạt độn:
2.3 Chất nối
Chất nối thường được sử dụng nhất là silane (khoáng hữu cơ) ví dụ như 3-methacryloxypropyl trimethoxysilane (MPS). Các phân tử này có nhóm silanol ở một đầu để tạo liên kết siloxane với bề mặt hạt độn và đầu kia là nhóm methacrylate tạo liên kết đồng hóa trị với khung nhựa khi diễn ra phản ứng trùng hợp
2.4 Hệ thống hoạt hóa khơi mào
Quá trình trùng hợp diễn ra khi composite tiếp xúc với ánh sáng xanh ở bước sóng khoảng 470nm. Ánh sáng được hấp thụ bởi chất hoạt hóa thường là camphorquinone cùng với một amin thơm để khơi mào phản ứng trùng hợp. Một vài loại composite lưỡng trùng hợp, tức là sự trùng hợp diễn ra khi có ánh sáng xanh nhưng sự trùng hợp vẫn tiếp tục sau khi hết tiếp xúc với ánh sáng bằng cách diễn ra phản ứng hóa học giữa gốc amin và gốc peroxide, phản ứng này sinh ra các gốc tự do, các gốc này phản ứng với các liên kết carbon (C=C) làm trùng hợp composite. Composite lưỡng trùng hợp thường dùng ở những vị trí ánh sáng xanh khó đạt tới. Sự trùng hợp chịu ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc với ánh sáng, khoảng cách với nguồn sáng, loại composite, thành phần hạt độn.
Composite co lại khi trùng hợp, % hạt độn trong composite nha khoa càng cao thì càng ít bị co lại, do đó loại composite microfilled, với % hạt độn thấp nhất (như bảng trên) thì khả năng bị co lại khi trùng hợp cao nhất: khoảng từ 2-3%., trong khi loại composite hybrid ít co nhất : khoảng 0.6-1.4%
3. Phân loại vật liệu trám composite Nha Khoa
3.1 Microfill composite
Loại composite microfill thường được sử dụng cho răng trước, vùng này thẩm mỹ được quan tâm hàng đầu. Loại composite có % hạt độ thấp nên độ kháng mòn, khả năng chịu lực thấp, co lại khi trùng hợp cao, giãn nở vì nhiệt cao. Tuy nhiên có độ bóng cao, phù hợp với vùng răng trước
3.2 Hybrid composites:
Loại composite hybrid ngoài tính thẩm mỹ phù hợp với răng trước, còn phù hợp với răng sau vì khả năng chịu lực và kháng mòn. Với kích thước hạt độn lớn cho phép chịu được lực cao, nhưng độ bóng thấp hơn loại microfills, nên ít khi được chỉ định cho trám mặt ngoài răng trước. Trong những năm gần đây, loại hạt độn có kích thước nhỏ hơn được sử dụng ở các khoảng không gian giữa các hạt độn có kích thước lớn, điều này làm tăng độ bóng cho composite hybrid, vật liệu này được gọi là microhybrid composite.
3.3 Nanocomposites
Nhìn chung, loại nanocomposites được đề nghị sử dụng cho trám cả răng trước và sau, tái tạo cùi, veneer, inlay, onlay. Một số ưu điểm chính của loại composite này là:
- Tính chất vật lý được cải thiện, chịu lực cao
- Độ bóng cao, phù hợp cho răng trước
- Tăng tính kháng mòn
- Giảm sự co khi trùng hợp (1,5-1,7%) khi so sánh với các loại composite khác
Một số nhà sản xuất kết 2 đến 3 loại kích thước hạt độn khác nhau vào nanocomposites. Ví dụ như composite Filtek, Supreme, 3M ESPE chứa 2 loại hạt độn nano, đó là silica nanomers (20nm) và một loại kết hợp (gọi là nanoclusters) giữa zirconia và hạt độn silica (0.6-1.4μm) tăng khả năng chịu lực lên 78.5%.
3.4 Composite lỏng
Composite lỏng dễ sử dụng cho vị trí xoang trám gần vùng ẩm ướt, xoang trám nhỏ hẹp. Loại composite nha khoa này khả năng chịu lực không cao, co nhiều khi trùng hợp, kháng mòn thấp. Do đó nó ít khi được dùng cho các vùng răng chịu lực. Composite lỏng có thể được sử dụng như một dạng vật liệu lót. Ngoài ra, nó còn khá có ích khi trám các khiếm khuyết cổ răng không do sâu răng, vì nó có độ cứng thấp nên khi răng uốn cong theo các hoạt động cận chức năng (như nghiến răng) thì miếng trám cũng uốn cong theo, giảm khả năng bị sút miếng trám.
3.5 Packable composites
Chủ yếu sử dụng cho răng sau, đặc biệt những vùng chịu lực cao. Tính cản quang cao, cứng rắn, độ kháng mòn cao là những đặc tính của loại composite này
3.6 Composite tái tạo cùi
Thường được sử dụng tái tạo cùi ở vùng răng trước và sau để thực hiện phục hình mão full, đặc biệt là dùng cho răng trước vì yêu cầu thẩm mỹ của cùi răng. Thông thường màu của composite loại này không trùng với màu răng vì như vậy sẽ giúp chúng ta nhận biết rõ đâu là mô răng đâu là composite khi đặt đường hoàn tất.
4. Kỹ thuật trám composite từng lớp
Nguyên tắc của kỹ thuật này là giảm tối thiểu bề mặt composite dán với răng, điều này giúp giảm lực co kéo khi trùng hợp.