Rối loạn mọc răng thụ động gây cười hở lợi

Sự mọc răng được chia làm 2 pha, mọc răng chủ động và mọc răng thụ động (Weinberg and Eskow)

Mọc răng chủ động là quá trình di chuyển sinh lý của răng từ vị trí tiền chức năng trong xương hàm cho đến khi mọc ra khỏi lợi, vào khoang miệng và cuối cùng đạt đến khớp căn chức năng (Moss- Salentign and Klyvert). Chúng ta cần biết rằng quá trình mọc răng chủ động chức năng sẽ luôn luôn diễn ra trong suốt đời sống do bù trừ hiện tượng mòn răng (Gottlieb and Orban)

Mọc răng thụ động lại được hiểu là quá trình răng dài ra do sự di chuyển về phía chóp của đường viền lợi, biểu mô nối, và bám dính mô liên kết sau khi răng đạt được khớp cắn chức năng (Gottlieb and Orban; Manson). Gargiulo và cộng sự chia sự mọc răng thụ động là 4 giai đoạn

Giai đoạn 1: Rãnh lợi và phần biểu mô nối (JE) nằm trên vùng men răng

Giai đoạn 2: Rãnh lợi nằn trên vùng men răng và biểu mô nối (JE) nằm 1 phần trên men, 1 phần trên cement

Giai đoạn 3: Đáy rãnh lợi nằm trên đường nối men – cement (CEJ), và phần JE nằm hoàn toàn trên cement.

Giai đoạn 4: Đáy rãnh lợi và JE nằm hoàn toàn về phía chóp so với đường CEJ

Các giai đoạn của sự mọc răng thụ động

I- JE nằm hoàn toàn trên phần men.

II- JE nằm cả trên men và cement.

III- JE nằm tại CEJ.

IV- JE nằm phía chóp của CEJ

Rối loạn mọc răng thụ động là tình trạng các răng không mọc hoàn toàn, lợi dính không trượt toàn bộ về phía chân răng mà phủ lên một phần thân răng, làm cho thân răng ngắn, hở lợi khi cười.

Biển hiện lâm sàng của tính trạng rối loạn mọc răng thụ động là tính trạng răng ngắn, nhỏ, vuông. Đây là nguyên nhân chính của cười hở lợi, cách khắc phục với nhóm nguyên nhân này khá đơn giản.

1. Phân loại rối loạn mọc răng thụ động

Coslet và cộng sự có đề nghị 1 phân loại mà vẫn được dùng phổ biến ngày nay, phân loại này đáp ứng được về định hướng chẩn đoán và điều trị

(A), Type I, tiểu loại A. (B), Type I tiểu loại B. (C),Type II tiểu loại A. (D), Type II tiểu loại B.

1.1 Liên hệ giữa mô lợi và thân răng giải phẫu

Type I. Đáy viền lợi nằm ở CEJ. Đường nối lợi niêm mạc (MCJ) nằm phí chóp so với mào xương ổ, mô lợi dính nhiều hơn so với các trị số trung bình của Bowers, Löe và Aniamo

Type II. Kích thước lợi dính bình thường. Đáy đường viền lợi tự do kết thúc ở CEJ, đường nối niêm mạc lợi tại vị trí CEJ

1.2 Liên hệ mào xương ổ và CEJ

Tiểu loại A. Mào xương ổ cách CEJ 1,5 – 2mm

Tiểu loại B. Mào xương ổ trùng với CEJ

2. Chẩn đoán

Chúng ta dựa vào các dữ kiện về

  1. Chiều rộng lợi sừng hóa
  2. Vị trí của đường nối lợi – niêm mạc
  3. Thăm dò xuyên xương để xác định vị trí của mào xương ổ (thực hiện dưới tê tại chỗ)

3. Điều trị

Điều trị trường hợp mọc răng thụ động trễ gây ra cười hở lợi được mô tả trong bảng 19-1 và minh họa trong ảnh 19-3.

3.1 Đánh giá thẩm mỹ tiền phẫu thuật

Trước khi tiến hành phẫu thuật nha chu can thiếp vùng răng trước, chúng ta cần đánh giá những yếu tố sau đây:

  1. Đường lợi (Gingival line) (đây là thuật từ chỉ đường kẻ nối từ điểm thấp nhất của viền lợi cổ răng từ răng nanh bên trái sang bên phải)
  2. Đường nối liên đồng tử (Interpapillary line)
  3. Chiều cao lợi
  4. Đánh giá phân đoạn răng sau và cả sự liên quan với vùng khác ở các yếu tố: Đường lợi (gingival line) và Mặt phẳng cắn
  5. Liên quan giữa đường nối rìa cắn, đường tiếp xúc và đường lợi
  6. Commissional line (đường nối 2 khóe mép)

Chú ý: Bạn cần tạo ra được các đường song song theo chiều ngang của đường lợi, mặt phẳng rìa cắn, đường liên đồng tử.

Minh họa các thể điều trị khác nhau. Bên phải IA, bên trái minh họa IB hoặc IIA hoặc B

3.2 Phẫu thuật cắt nướu đẩy vạt về phía chóp

Chúng ta luôn tiến hành lật vạt, và đẩy vạt giữ lợi sừng hóa (có hoặc không có phẫu thuật xương) nếu giả sử sau cắt chúng ta còn lại ít hơn 3 – 5mm lợi sừng hóa

1. Sử dụng đường rạch bán phần hoặc toàn bộ nằm ngang hay uống lượn ở mặt ngoài của nhú lợi trên CEJ nhưng dưới đỉnh nhú.

2. Đường rạch vùng liên kẽ thực hiện phía mặt ngoài đi xuống mào xương ổ răng và bóc vạt toàn bộ niêm mạc – màng xương.

3. Vị trí đặt dao phía mặt ngoài (rãnh lợi hoặc dưới đường viền lợi) và mức độ uống lượn mặt ngoài hay mặt trong phụ thuộc vào:

Vùng lợi sừng hóa

  • Vùng lợi sừng hóa rộng: rạch đường lượn mặt ngoài đến CEJ
  • Vùng lợi sừng hóa hẹp: Đường rạch mào xương ổ hoặc rãnh lợi để bảo tồn thể tích mô lợi sừng hóa ít ỏi này

Vị trí CEJ

Số lượng mô răng cần bộc lộ

Độ cong, lồi và hình thể chân răng.

4. Mở rộng vạt thường là đến răng hàm nhỏ thứ 2 hoặc thứ 1

5. Bóc vạt toàn bộ niêm mạc màng xương

6. Thực hiện phẫu thuật mài xương ổ răng với những chú ý sau

  • Căn đỉnh mào xương ổ đến đường viền lợi tương lai là 3mm
  • Đường cười: đường giới hạn dưới môi trên khi cười cách CEJ hoặc đường viền lợi 1 – 2mm
  • Đường lợi:
    • Đường lợi răng cửa giữa và răng nanh có chiều cao bằng nhau
    • Răng cửa giữa có đường viền thấp hơn 2 răng kế cận 1 – 2mm
    • Về vị trí điểm cao nhất của đường vòng viền lợi thì răng cửa bên ở trung tâm, và răng của giữa và răng nanh nằm cao hơn và bằng nhau so với răng cửa bên, tạo thành 1quang gánh cân

7. Vạt sau đó được đặt cố định

  • Đặt lại vị trí nguyên thủy (không di chuyển vạt) (type I) tại CEJ
  • Di chuyển vạt về phía chóp (type II) đến CEJ và khâu

8. Khâu vạt, chú ý tránh khâu ép nhú lợi, vì có thể dẫn đến tụt lợi. Vì vậy chúng ta có thể áp dụng các kiểu khâu sau đây

  • Khâu mặt ngoài với những mũi đơn, đơn giản
  • Khâu đệm
  • Tiếp tục mũi khâu treo vùng nhú lợi
Rối loạn mọc răng thụ động IA, (A,B) Cười hở lợi và thân răng lâm sàng ngắn. ( C) Thực hiện đường rạch. (D) bóc vạt toàn bộ, giữ lại phần nhú lợi, chúng ta thấy xương nằm ngay tại CEJ, (E) Thực hiện phẫu thuật hạ mào xương ổ, tại lập lại khoảng sinh học, so sánh với hình C. (F) thực hiện mũi khâu đơn vùng nhú lợi
Rối loạn mọc răng thụ động – thể IB. (A, B) hình ảnh cho thấy có cười hở lợi và thân răng lâm sàng ngắn. (C) Thân răng lâm sàng ngắn. (D) mở vạt thấy xương ổ tại vị trí CEJ (IB). (E) sau khi gọt xương ổ, di chuyển khoảng sinh học về phía chóp, (F) khâu đóng vạt. (G) 6 tháng sau, so sánh với hình B. (H) đường cười đạt được sau điều trị so sánh với hình A
Quá phát mô lợi – Gingivectomy. (A) Hình cười hở lợi trước điều trị, (B), Chúng ta thấy lợi sừng hóa khá rộng. (C) dự trù đường rạch, (D) phẫu thuật tỉa lợi và cắt phanh môi. (E,F) kết quả cuối cùng đạt được.

3.3 Phẫu thuật cắt lợi, cắt dây chằng trên xương ổ

Nếu có ít nhất 5mm lợi sừng hóa với ít nhất là 2mm lợi sừng hóa bao phủ thân răng thì

  1. Thực hiện phẫu thuật cắt lợi đến CEJ, sử dụng đường rạch vát, dốc xuống CEJ
  2. Đuờng rạch chập với nhú lợi lân cận (không rạch vào nhú lợi)
  3. Sau khi loại bỏ mô lợi, chúng ta ép gạc vùng phẫu thuật khoảng 2 phút
  4. Dùng dao 15C để lụa vào rãnh lợi, thực hiện cắt dây chằng trên xương ổ
  5. Di chuyển lưỡi dao theo hướng gần xa đến vùng liên kẽ răng. Điều này cho phép tái cấu trúc phức hợp lợi xương ổ răng mà không cần lật vạt

Chú ý: Rất ít khi có hiện tượng tái phát nếu ta cắt lợi đúng và giữ khoảng cách từ viền lợi sau cùng đến mào xương ổ là 3mm

Chúng ta chế tác một máng có thể tạm gọi là máng hướng dẫn phẫu thuật cho việc chẩn đoán và phẫu thuật. (A,B) Hình trước điều trị, chúng ta thấy bệnh nhân có cười hở lợi, thân răng lâm sàng ngắn và phục hình lỗi mất thẩm mỹ. (C, D, E, F,G,H,I) quá trình chế tác máng hướng dẫn. (J và K) thử máng (chú ý răng 3 bị dài cần mài bớt) (L) kết quả cuối cùng.
(M và N) so sánh máng thử và phục hình cuối cùng.
Đánh giá nội dung này!
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments