Phân loại dây cung trong chỉnh nha

Dây cung chỉnh nha tiếng anh là archwire là một dụng cụ không thể thiếu trong niềng răng bằng mắc cài. Chúng được sử dụng để kéo răng dịch chuyển vào vị trí mong muốn trong kế hoạch điều trị của bác sĩ. Vậy dây cung chỉnh nha có mấy loại, kích thước và tác dụng trong từng giai đoạn niềng răng là như thế nào?

1. Dây cung trong chỉnh nha là gì?

Niềng răng là một trong những phương pháp được đánh giá cao dành cho những người có nhu cầu cải thiện các khuyết điểm về hàm răng. Dây cung là một loại khí cụ quan trọng nằm trong phương pháp niềng răng mắc cài phổ biến hiện nay.

dây cung chỉnh nha

Dây cung niềng răng thường được sử dụng để di chuyển các răng về đúng vị trí như mong muốn. Chúng có cấu tạo dài, mảnh và được gắn cố định với những chiếc mắc cài nằm trên thân răng. Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ tác động một lực kéo lên những dây cung này.

2. Các loại dây cung trong chỉnh nha

Dây cung trong niềng răng thường được chế tạo từ các loại hợp kim khác nhau, phổ biến nhất là thép không gỉ, hợp kim Niken – Titan (NiTi),… Từ các thành phần chế tạo, dây cung được phân thành 5 loại và có kích thước khác nhau.

Lưu ý là mỗi loại dây cung theo thành phần chế tạo cũng được chia làm các loại dựa theo hình dạng và kích thước dây cung như sau:

phân loại dây cung theo hình dạng và kích thước

2.1 Dây cung Niken–Titan (NiTi)

Được nghiên cứu và phát triển bởi nhà khoa học William F.Buehler, dây cung Niti ra đời vào năm 1960. Kể từ khi xuất hiện trên thị trường tới nay, đây vẫn luôn là loại hợp kim được sử dụng phổ biến nhất trong các loại niềng răng mắc cài. Chúng có thành phần bao gồm 55% Niken và 45% Titanium, có độ cứng thấp, siêu dẻo, độ đàn hồi cao.

Dây cung nhiệt NiTi có tính đàn hồi cao, cùng với cơ chế trả lại hình dạng ban đầu khi gặp nhiệt độ cao (trong miệng) giúp làm đều và thẳng cung răng của bệnh nhân ở giai đoạn ban đầu.

Dây nhiệt tải lực BioForce

Dây Bioforce là loại dây cung Niti có 3 khu vực lực nhiệt kích hoạt riêng biệt cho từng nhóm răng. Nó bắt đầu với lực nhẹ ở vùng răng cửa (80 gr), lựa trung bình ở vùng răng tiền cối (180 gr) và tăng dần ra vùng răng cối (300 gr)

Với dây Bioforce BS chỉ cần sử dụng 1 dây mà vẫn có lực torque và làm thẳng, đều răng cùng lúc (hạn chế thay dây).

Dây cung đánh lún/ làm trồi Retranol (NiTi)

Dây đánh lún Retranol là dây NiTi đã bẻ sẵn ngược đường cong spee. Khi làm lún với dây Retranol chỉ mất một nửa thời gian so với dây thép không rỉ. Trong suốt quá trình điều trị, dây đánh lún Retranol luôn duy trì lực và không bị biến dạng. Có dạng tròn và chữ nhật dùng cho hàm trên và hàm dưới.

Dây cung đánh lún răng cửa Intranol CTA (NiTi)

Đặc tính đàn hồi và khả năng tạo lực đều liên tục của dây lún răng cửa Intranol CTA là rất tốt cho các trường hợp răng cửa nghiêng trước, chỉnh mặt phẳng răng cửa trước bị nghiêng, nghiêng răng cối ra
sau, chỉnh các khớp cắn hở nhỏ, chữa hạng II răng cối và hoàn tất.

2.2 Dây cung Stainless Steel (thép không gỉ)

Xuất hiện trên trị trường vào năm 1929, đây được xem là loại vật liệu đầu tiên dùng để thay thế dây cung hợp kim quý trong chỉnh nha. Hợp kim thép có chi phí rẻ hơn, độ cứng, chống ăn mòn và độ dẻo cao hơn nên dễ dàng chế tạo các dụng cụ chỉnh nha phức tạp. Thành phần cấu tạo gồm chứa Chromium (17 – 25%) và Niken (8 – 25%) và Carbon (1 – 2%).

Dây Key-Hole Loop thép ss đóng khoảng nhổ răng (.019″x.025″)

Dây cung thép không gỉ ss có loop dùng để đóng khoảng nhẹ nhàng và có độ cứng lý tưởng để duy trì hình dạng cung răng.

– 2 loop (dùng cho kẽ R2 và R3)

– 4 loop (dùng kẽ R2, R3 và R3, R4)

Dây Hooks thép SS đóng khoảng với “kỹ thuật trượt” (.019″x.025″)

2.3 Dây cung Resolve Beta Titanium (TMA)

Còn được biết đến với tên thương mại là hợp kim TMA hoặc Titanium – Molybdenum. Thành phần của chúng bao gồm Titanium (79%), Molypden (11%), Zirconium (6%) và Tin (4%).

Chiều dài của cung đủ để bẻ thêm cung bù trừ. Có thể dùng dây này ở bất cứ giai đoạn điều trị nào, nhưng nó đặc biệt hiệu quả tốt khi cần những lực trung bình để kiểm soát độ torque và hoàn thiện chi tiết giai đoạn cuối. Resolve Beta Titanium (TMA) có tính đàn hồi và độ mềm dẻo cao với lực nhỏ và ít đứt gãy.

Dây cung kéo – đóng khoảng Resolve 3D (TMA)

Đây là loại dây Beta Titanium có sẵn loop, dễ dàng cho việc thao tác các trường hợp nhổ răng và đóng khoảng. Loại dây Resolve này trơn láng và sáng hơn những loại dây khác và lực trên loop cũng nhẹ và kéo dài hơn dây thép không gỉ ss.

2.4 Dây cung Cobalt – Chronium

Vào những năm 1950, loại dây cung niềng răng kim loại này bắt đầu được sử dụng trong chỉnh nha với thành phần gồm coban (40%), crom (20%), sắt (16%) và niken (15%). Đây là loại dây cung có độ cứng tương đối yếu nhưng lực kéo mạnh, không được khuyên dùng để điều trị các ca chỉnh nha phức tạp.

2.5 Dây cung hợp kim loại quý

Từ năm 1887 các kim loại quý như vàng, bạc, kim loại đã được nhà khoa học Edward Angle sử dụng trong ngành nha khoa, Đây là loại dây cung có độ đàn hồi và dẻo dai cao, khả năng chống ăn mòn tốt nhưng nhược điểm là chi phí khá cao. Thành phần chính của dây là Vàng (55% – 65%), Bạch kim (5 – 10%), Palladi (5 – 10%), Đồng(11 – 18%) và Niken (1 – 2%).

3. Công dụng của dây cung chỉnh nha

Công dụng của dây cung niềng răng tuỳ thuộc vào mỗi giai đoạn niềng răng khác nhau. Cụ thể:

  • Giai đoạn san đều răng: Dây cung ở giai đoạn này có độ cứng thấp, độ đàn hồi cao và loại dây thường được sử dụng là dây cung Niti. Kích thước của dây cung niềng răng là 0.014 và 0.016
  • Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng: Sự thay đổi vị trí của các răng đã dần rõ rệt hơn, loại dây cung thường được sử dụng là dây Stainless Steel, không gỉ. Công dụng của chúng là điều chỉnh sự chênh lệch giữa hai hàm, chỉnh răng phía trước. Thời gian sử dụng điều trị khoảng 4-8 tháng và kích thước dây cung là 0.016 x 0.025 và 0.019 x 0.025
  • Giai đoạn chỉnh khớp cắn và duy trì: Thời gian điều trị của giai đoạn này nhanh hay lâu sẽ phụ thuộc vào hai giai đoạn đầu tiên. Dây cung được sử dụng là Niti kích cỡ 0.019 x 0.025 giúp điều chỉnh và duy trì khớp cắn ổn định

4. Quy trình đi dây cung chỉnh nha

4.1 GIAI ĐOẠN 1: ALIGNMENT & LEVELING

Làm đều và thẳng cung răng

  • Dây 012N
  • Dây 014N
  • Dây 016N
  • Dây 18×25 Ha Ni -Ti

Các dây cung giai đoạn này đều có tính đàn hồi cao nhằm làm đều và thẳng cung răng của bệnh nhân

4.2 GIAI ĐOẠN 2: MECHANIC

Giai đoạn cơ học

  • Dây 19×25 SS (Stainless Steel)
  • Hoặc dây 19×25 SS (Với T-Loop)

Đây là giai đoạn thực hiện các kỹ thuật quan trọng như đóng khoảng, đánh lún,…Các dây cung giai đoạn này cần vuông và cứng

4.3 GIAI ĐOẠN 3: FINISHING

Tinh chỉnh và hoàn tất điều trị

  • Dây 018 SS
  • Hoặc dây 020 SS

Các dây cung giai đoạn này cứng, có thể bẻ tinh chỉnh nhỏ và mắc thun liên hàm

Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giải đáp toàn bộ thắc mắc của bạn xung quanh câu hỏi có mấy loại dây cung trong chỉnh nha. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về chuyên môn đặc biệt là chỉnh nha thì cứ để lại bình luận dưới bài viết mình sẽ trả lời nhé!

Đánh giá nội dung này!
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments