Độ sâu mặt ngoài của veneer laminate bao nhiêu là phù hợp?

Độ sâu mặt ngoài của mặt dán veneer cần mài được quyết định bằng cách đánh giá tình trạng răng hiện tại và những thay đổi cần thiết để đạt được kết quả mong muốn. Cụ thể là nó phải được xem xét dựa trên vật liệu làm phục hình, kỹ thuật chế tác labo (sứ nguyên khối hay sứ phủ), màu sắc và độ trong mong muốn…

Ba yếu tố quyết định độ sâu mặt ngoài cần mài khi sửa soạn veneer gián tiếp là:

  1. Mức độ thay đổi độ bão hòa màu (ví dụ như thay đổi từ A4 thành A1 là 5 sắc độ).
  2. Mức độ thay đổi độ sáng (ví dụ như thay đổi từ C2 thành A1).
  3. Tỷ lệ độ trong so với độ đục để đạt được kết quả mong muốn (ví dụ như cần làm mờ để che đi mô răng bị nhiễm màu).
độ sâu mài veneer

1. Minimal Veneer: Mài Veneer tối thiểu

  1. Chỉ định: Thay đổi 0-1 sắc độ/độ sáng của răng.
  2. Độ sâu: Độ sâu thuôn dần từ 1/3 viền nướu đến 1/3 cạnh cắn lần lượt là 0.3/0.5/0.7 mm (Mũi khoan hướng dẫn: RW Min.3/.5/.7 Brasseler USA)
  3. Lựa chọn vật liệu:
    • Feldspathic hoặc sứ thủy tinh (độ bền uốn 80 Mpa – ví dụ: Ivoclar d.SIGN)
    • Sứ thủy tinh tăng cường leucite (độ bền uốn 160 Mpa – ví dụ: Ivoclar Empress)
    • Sứ nguyên khối
    • Lithium disilicate (độ bền uốn 360-400 Mpa – ví dụ: Ivoclar e.max): Nên làm sứ nguyên khối hoặc 0.3 mm lớp sứ thủy tinh men ở 1/3 cạnh cắn.

Độ sâu veneer tối thiểu này là mức độ thận trọng nhất mà tôi muốn đề xuất – nếu mài ít hơn mức này thì đường hoàn tất sẽ hiển thị qua lớp sứ, nên rất khó để thực hiện thay đổi sắc độ nếu được yêu cầu.

2. Conventional Veneer: Veneer thường quy

  1. Chỉ định: Thay đổi 1-2 sắc độ/độ sáng và thay đổi hình dạng răng vừa phải.
  2. Độ sâu: Độ sâu thuôn dần từ 1/3 viền nướu đến 1/3 cạnh cắn lần lượt là 0.5/0.7/0.9 mm (Mũi khoan hướng dẫn: RW Con.5/.7/.9 Brasseler USA).
  3. Lựa chọn vật liệu:
    • Feldspathic hoặc sứ thủy tinh
    • Sứ thủy tinh tăng cường leucite: Sứ nguyên khối hoặc 0.3 mm lớp sứ thủy tinh men ở 1/3 cạnh cắn
    • Lithium disilicate: Sứ nguyên khối hoặc 0.5 mm lớp sứ thủy tinh men ở 1/2 phía cắn.

Phục hồi từng lớp được ưu tiên vì cần có một số lớp phủ để tạo ra sự thay đổi sắc độ/độ sáng cần thiết. Khoảng trống cho lớp ngà răng cho phép độ dày vật liệu cần thiết để làm thay đổi màu sắc, và lớp men tạo ra độ trong mờ cần thiết cho vẻ ngoài tự nhiên của răng.

Phục chế nguyên khối monolithic có tất cả các đặc điểm sắc độ được áp dụng trên bề mặt. Mô phỏng độ trong mờ đạt được bằng cách sử dụng stain màu. Sau đó, một lớp tráng men được phủ lên trên các đặc điểm bề mặt để đạt được độ mịn và sáng bóng.

3. Extensive Veneer: Veneer mở rộng

  1. Chỉ định: Thay đổi 2-3 sắc độ/độ sáng của răng.
  2. Độ sâu: Độ sâu thuôn dần từ 1/3 viền nướu đến 1/3 cạnh cắn lần lượt là 0.8/1.0/1.2 mm (Mũi khoan hướng dẫn: RW Ext.8/1.0/1.2 Brasseler USA).
  3. Lựa chọn vật liệu:
    • Feldspathic hoặc sứ thủy tinh
    • Sứ thủy tinh tăng cường leucite: Sứ nguyên khối hoặc 0.5 mm lớp sứ thủy tinh men ở 1/2 phía cắn
    • Lithium disilicate: Sứ nguyên khối hoặc 0.5 mm lớp sứ thủy tinh men ở 1/2 phía cắn.

Giống như với veneer thường quy, phục hồi nhiều lớp được ưu tiên hơn nguyên khối để cải thiện tính thẩm mỹ, vì phải sử dụng một lớp sứ trắng đục để che đi phần màu răng bên dưới. Trong trường hợp này, do muốn có sự thay đổi sắc độ, nếu sử dụng sứ monolithic nguyên khối thì sẽ khó khắc phục được độ trong mờ của sứ cần thiết để che đi lớp ngà bên dưới. Stain màu trên bề mặt có thể được áp dụng để mô phỏng độ trong suốt tự nhiên của răng, nhưng nó sẽ có vẻ không tự nhiên

Bài viết này nêu ra sự hợp lý cho việc lựa chọn độ sâu mặt ngoài mài sửa soạn veneer răng dựa trên những thay đổi về sắc độ/độ sáng cần thiết để đáp ứng kết quả thẩm mỹ.

Để kết quả có thể dự đoán trước và đạt được vẻ ngoài giống tự nhiên nhất của quá trình phục hình, nên ưu tiên phục hình bằng veneer nhiều lớp.

Nguồn: Outcome-Based Preparation Design Anterior

Đánh giá nội dung này!
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments