Đau rối loạn khớp thái dương hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

1. Đau loạn năng khớp thái dương hàm là gì?

Đau loạn năng khớp thái dương hàm là tình trạng đau có chu kỳ, co thắt cơ và mất cân bằng ở khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ được gọi là khớp thái dương hàm. Đây là khớp động duy nhất trong hệ thống sọ mặt, có vai trò quan trọng trong các hoạt động chức năng của hệ thống nhai.

đau khớp thái dương hàm

2. Triệu chứng loạn năng khớp thái dương hàm TMJ

TMJ hoặc còn gọi là hội chứng SADAM có thể gây ra nhiều loại triệu chứng khác nhau, trên lâm sàng nó gây ra những triệu chứng rất giống với các bệnh khác. Đó là lý do tại sao khó có thể chẩn đoán TMJ.

Triệu chứng phổ biến nhất của TMJ là đau hay khó chịu trong khớp hàm hoặc cơ nhai. Các triệu chứng khác có thể là:

  • Lạo xạo, lụp cụp hay tiếng ồn chói tai khi há ngậm
  • Há miệng hạn chế
  • Kẹt hàm
  • Đau ở mặt, cổ và vai
  • Cảm giác mỏi mặt
  • Cắn lại thấy không thoải mái đột ngột, có vẻ như răng trên và răng dưới không khớp đúng với nhau
  • Sưng phía bên mặt Một số người còn có đau tai, đau răng, đau đầu, ù tai, chóng mặt và có vấn đề thính giác.

3. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn khớp thái dương hàm?

Rất khó có thể xác định chắc chắn cái gì gây ra TMJ ở một bệnh nhân. Tuy nhiên, người ta cho rằng các triệu chứng có thể là do:

  • Chấn thương đối với hàm, cằm hay khớp thái dương hàm do tai nạn xe hơi, đánh nhau hay bị té. Chấn thương hàm cũng có thể do há miệng quá rộng chẳng hạn như để cắn một miếng bánh quá lớn
  • Nghiến răng hoặc siết chặt hàm, tạo áp lực quá lớn lên khớp thái dương hàm
  • Trật đĩa khớp (lớp đệm mềm) giữa lồi cầu và ổ khớp
  • Viêm khớp, ví dụ như viêm khớp xương hay viêm khớp dạng thấp, có thể do chấn thương
  • Stress, gây co thắt cơ hàm và mặt hay cắn chặt răng.

4. Cách điều trị hội chứng SADAM như thế nào?

Khi bạn gặp phải vấn đề đau và loạn năng khớp thái dương hàm thì việc đầu tiên là phải giảm nhẹ các triệu chứng bằng nhiều cách khác nhau ví dụ như sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm, thuốc thư giãn cơ, hay các biện pháp vật lý trị liệu như xoa bóp cơ, chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại và ăn thức ăn mềm để giảm đau.

Tiếp đến là điều trị nguyên nhân, việc này cần có quá trình khám chẩn đoán tỉ mỉ chi tiết để xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra cách thức điều trị thích hợp.

  • Nếu có vấn đề sai khớp cắn, cản trở cắn khớp thì trước hết phải mài chỉnh khớp cắn. Trong trường hợp do mất răng dẫn đến sai khớp cắn thì cần phải phục hình để duy trì khớp cắn ổn định. Trong một số sai khớp cắn do răng mọc chen chúc hay lệch lạc có thể phải áp dụng biện pháp chỉnh hình răng để tái tạo lại khớp cắn tối ưu.
  • Nếu gặp vấn đề rối loạn cận chức năng như nghiến răng, siết chặt hàm thì cần phải làm máng nhai để giúp thư giãn cơ và loại bỏ thói quen cận chức năng này.
  • Trường hợp có những thói quen không tốt ảnh hưởng đến khớp cắn cần có quyết tâm rèn luyện để thay đổi thói quen. Nếu là trẻ em có thể cần những khí cụ trợ giúp để loại bỏ thói quen không tốt.

5. Làm thế nào để dự phòng đau loạn năng khớp thái dương hàm?

  • Răng mọc chen chúc, thưa hay lệch lạc làm sai khớp cắn là nguy cơ tiềm tàng đối với những rối loạn ở khớp thái dương hàm, vì thế cần có biện pháp chỉnh hình răng để tái tạo khớp cắn tối ưu.
  • Trong trường hợp gặp phải vấn đề mất răng cần phải phục hình răng để giữ khớp cắn ổn định.
  • Tránh những thói quen không tốt như mút ngón tay, cắn móng tay, cắn môi, cắn bút, v.v. Stress cũng là nguyên nhân dẫn đến những rối loạn cơ thần kinh như nghiến răng, siết chặt hàm nên cần phải tránh

Nguồn: Internet

5/5 - (1 bình chọn)
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments